Theo số liệu thống kê những năm gần đây, ngành kinh tế xây dựng đang trở thành ngành nghề thu hút lao động nhất hiện nay. Bởi sự phát triển của nền kinh tế đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho những người làm ngành nghề này. Nếu bạn đang do dự khi chọn ngành nghề cho kỳ tuyển sinh sắp tới, hãy đọc bài viết này để thu thập thêm những thông tin về ngành xây dựng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn định hướng được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai! Cùng theo dõi bài viết nhé!
Ngành kinh tế xây dựng là gì?
Kinh tế xây dựng là một trong những ngành phổ biến của xây dựng. Sự kết hợp của kinh tế và xây dựng tạo nên sự phát triển vững trãi. Thông qua kinh tế để quản lý các vấn đề tài chính trong xây dựng, thống kê tài chính triển khai các dự án xây dựng của doanh nghiệp.
Các công việc trong kinh tế xây dựng thường là: tham mưu các chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp xây dựng, Thẩm định các dự toán, vốn đầu tư, tổ chức đấu thầu và nắm giữ hợp đồng quản lý các công tác tài chính,…
Vai trò của ngành kinh tế xây dựng.
Ngành kinh tế xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững và phát triển các tài sản cố định của nền kinh tế:
- Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế: Nguồn cung ứng các vật liệu xây dựng ngày càng tăng trưởng kéo theo nhiều ngành phát triển theo.
- Trang bị cơ sở vật chất của quốc gia được cải thiện và phát triển nhờ ngành xây dựng.
- Đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo đủ chỗ ở cho những người vô gia cư.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài khi có những dự án tiêu biểu, tính toán chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đưa ra những phương án tối ưu nhất.
- Ngành xây dựng giúp vấn đề an sinh được giải quyết nhanh gọn.
Tiềm năng phát triển của ngành kinh tế xây dựng trong thời gian sắp tới.
Nền kinh tế Việt nam đang trên đà phát triển bền vững, tương lai nước ta sẽ thay toàn bộ những công trình xây dựng cũ thay thế vào đó là hàng loạt những dự án phát triển mới.Vì vậy, thị trường nhân lực về kinh tế xây dựng chắc chắn rất cần thiết, cơ hội việc làm của nhiều sinh viên sẽ rộng mở hơn. Tình hình thiếu hụt nhân lực là vấn đề cấp thiết khi tốc độ phát triển ngày càng phát triển.
Một số kỹ năng cần thiết khi làm việc trong ngành kinh tế xây dựng.
- Kỹ năng phân tích: dùng khi phân tích tính thích hợp của dự án, phân tích tình hình vốn đầu tư có phù hợp hay không, đưa ra những lợi ích trong tương lai của dự án đó để từ đó đưa ra quyết định thực hiện.
- Kỹ năng đàm phán: kỹ năng này rất quan trọng trong việc quản lý, giám sát các dự án đầu tư, cần có kỹ năng giải quyết vấn đề và đàm phán với các bên đối tác sao cho hợp lý nhất với cả 2 bên.
- Kỹ năng làm việc độc lập: hoàn thành công việc được giao, có thể làm trong ngành này sẽ rất căng thẳng và dễ áp lực, vì vậy bạn cần có kỹ năng làm việc độc lập, nhưng cũng không được quên việc tương tác với các đồng nghiệp đê công việc được diễn ra thuận lợi hơn, có sự thống nhất giữa các bên.
Học ngành kinh tế xây dựng có khó không?
Không có ngành nghề nào khó chỉ cần chúng ta cố gắng trau dồi kinh nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thì chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của bản thân. Để học tốt ngành kinh tế xây dựng, hãy thực sự yêu thích ngành nghề này, cố gắng rèn luyện các môn học Toán, Lý, Hoá và cả tiếng anh. Khi bạn có tình yêu nghề, bạn sẽ phát huy được hết năng lực của bản thân, làm việc bằng chính tâm huyết của mình thì mới thực sự thành công.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn có thể hiểu hơn về ngành kinh tế xây dựng để từ đó có thể lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân mình. Ngành học này có rất nhiều vị trí làm việc khác nhau, yêu cầu ở mỗi công việc là khác nhau. Vì vậy, nếu đã lựa chọn theo đuổi ngành nghề này, hãy cố gắng tìm hiểu và nỗ lực hết mình vì nghề nghiệp mà bạn mong muốn!