Những thông tin về hệ thống bản đồ giao thông thành phố Hà Nội

Hệ thống bản đồ giao thông thành phố Hà Nội sẽ cho bạn một cái nhìn tổng thể về hệ thống giao thông của thủ đô. Thủ đô của Việt Nam có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, tọa lạc bên cạnh sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam cũng tương đối thuận tiện, bao gồm hệ thống giao thông đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt.

Cập nhật hệ thống bản đồ giao thông thành phố Hà Nội mới nhất

Nhìn tổng thể, Hà Nội là nơi có hệ thống giao thông đa dạng cùng cơ sở hạ tầng tốt. Từ Hà Nội, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến nhiều nơi trong cả nước với bằng các loại hình phương tiện khác nhau:

bản đồ giao thông thành phố hà nội
bản đồ giao thông Hà Nội

Đường hàng không

Bạn có thể di chuyển đến sân bay Nội Bài – chỉ cách Hà Nội 35km. Ở đây sẽ có rất nhiều chuyến bay đến và các thành phố khác trên cả nước.

Giao thông đường thủy

Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng, nối liền với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Việt Trì và có bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.

Hệ thống đường bộ

Tính đến năm 2011 bản đồ giao thông Hà Nội  có 7.365 km đường giao thông, trong đó 20% là trục đường chính, 7 trục hướng tâm và có 3 tuyến vành đai, Hà Nội đang quản lý hơn 4,3 triệu phương tiện giao thông các loại, trong đó riêng xe máy chiếm tới gần 4 triệu.

Ngoài ra, Hà Nội còn có các nhiều tuyến đường cao tốc như đại lộ Thăng Long, Pháp Vân – Cầu Giẽ, ngoài ra còn có các tuyến cao tốc như Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội đi  Lào Cai, Hà Nội đi  Thái Nguyên, Hà Nội – Hòa Bình cũng đang trong quá trình xây dựng và sắp được đưa vào sử dụng.

Xe khách liên tỉnh xuất phát từ bến xe, Gia Lâm, Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Nước Ngầm, tỏa đi khắp các miền của tổ quốc dọc theo quốc lộ A1 đi Bắc – Nam, hoặc quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang  và Tuyên Quang. Quốc lộ 3 đi qua Thái Nguyên, Cao Bằng, quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh, quốc lộ 21 đi Nam Định, quốc lộ 2 đến Hà Giang, quốc lộ 3 đến Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 17 đi qua Quảng Ninh, quốc lộ 6 và quốc lộ 32 sẽ đi các tỉnh Tây Bắc.

Hệ thống xe buýt: Hà Nội đã phát triển nhanh hệ thống xe buýt để phục vụ tới 300 triệu lượt người trong 2005. Tuy nhiên số người lựa chọn đi xe buýt chỉ chiếm gần 18% số người tham gia theo một cuộc điều tra của Sở Giao thông Công chính thành phố.

Tất cả đều thể hiện trên tấm bản đồ giao thông Hà Nội

bản đồ giao thông thành phố hà nội
Giao thông Hà Nội

 Hệ thống đường sắt của Hà Nội

Đường sắt Hà Nội là hệ thống giao thông quan trọng mang tính huyết mạch trong vận chuyển hàng hóa và hành khách. Hệ thống đường sắt này được nối liền với đa số các tỉnh Việt Nam. Hà Nội cũng là một đầu mút của đường sắt Thống Nhất Bắc Nam, trong tổng chiều dài 2.600 km của hệ thống đường sắt Việt Nam, thì đường sắt Thống Nhất đã dài tới 1.726 km chủ yếu do Pháp xây dựng.

Hà Nội là đầu mối giao thông của một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu, có một tuyến quốc tế sang Côn Minh, Trung Quốc. Ngoài ra, từ Hà Nội sẽ còn các tuyến đường sắt nối với các tỉnh phía Bắc và đi ra cảng Hải Phòng.

Một số địa điểm tham quan nổi tiếng tại Hà Nội mà bạn nên ghé thăm

Nếu đã tìm hiểu về hệ thống bản đồ giao thông thành phố Hà Nội thì không có lý do gì tìm hiểu về các địa điểm nổi tiếng mà nếu có dịp đến một lần thì bạn nên ghé qua.

Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác

Bất kỳ ai tới Hà Nội đều dừng chân tại đây ít nhất một lần. Quảng trường Ba Đình không chỉ là trung tâm chính trị của Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ thi hài của Bác Hồ.

Lăng chủ tịch sẽ được mở vào sáng từ thứ 3 – chủ nhật (trừ thứ 6). Quảng trường Ba Đình cũng là nơi diễn ra các hoạt động diễu hành vào các ngày lễ lớn và còn là điểm vui chơi, dạo mát của người dân thủ đô.

Phố cổ Hà Nội

Lang thang trong khu phố của 36 phố phường Hà Nội, bạn sẽ tha hồ chiêm ngưỡng những ngôi nhà đan xen giữa kiến trúc cổ pha lẫn với nét hiện đại. Nó tạo nên một không gian rất mới lạ, độc đáo. Phố cổ cũng là địa điểm mà bạn có thể lấp đầy dạ dày với vô số món như: phở Bát Đàn, bún chả, bánh mì Hà Nội, các món ăn đường phố….

bản đồ giao thông thành phố hà nội
Phố cổ Hà Nội

Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Văn Miếu là một quần thể kiến trúc văn hóa hàng đầu và cũng là niềm tự hào của người dân thủ đô. Là trường đại học đầu tiên của Việt Nam và cũng được xem là biểu tượng của tri thức, và giáo dục Việt Nam.

Hồ Gươm

Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm là địa điểm dừng chân quen thuộc của du khách cũng như người dân địa phương. Nếu đến Hồ Gươm vào mỗi buổi sáng sớm, bạn sẽ cảm nhận được không khí trong lành, yên bình giữa chốn thủ đô ồn ào tấp nập. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham quan những công trình kiến trúc bên cạnh hồ như: tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn.

Chùa Trấn Quốc

Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất và mang nhiều dấu ấn lịch sự ở Hà Nội. Chùa Trấn Quốc từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long, thời Lý và Trần. Với những giá trị to lớn về kiến trúc và lịch sử, chùa Trấn Quốc đã rất thu hút các Phật tử, khách du lịch đến tham quan và hành hương, tìm kiếm một không gian thanh tịnh, thư thái tâm hồn. 

Với hệ thống bản đồ giao thông thành phố Hà Nội và một vài địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội sẽ giúp bạn có những thông tin cơ bản nhất, nếu có cơ hội ra Hà Nội nhớ tới thăm quan nhé.