Quy trình các bước triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình đã được quy định cụ thể tại điều 6, Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng do Chính phủ ban hành ngày 15/06/2015. Theo dõi bài viết này để cùng tìm hiểu với chúng tôi.
Quy trình các bước triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình được chia thành 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: chuẩn bị đầu tư xây dựng các công trình.
- Giai đoạn 2: thực hiện đầu tư.
Giai đoạn 1: chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình
Giai đoạn 1 được tiến hành với 5 bước sau
Bước 1: Quy hoạch xây dựng công trình
Tất cả các dự án về đầu tư xây dựng công trình đều cần bước tiến hành quy hoạch từ tổng quan đến chi tiết. Chính quyền địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến quy hoạch như lập, thẩm định và phê duyệt giấy tờ.
Các bước trong quy trình quy hoạch xây dựng công trình:
- Xin cấp phép quy hoạch.
- Lập quy hoạch 1/2000.
- Thỏa thuận quy hoạch các kiến trúc.
- Lập quy hoạch 1/500.
- Phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cùng với các phương án kiến trúc sơ bộ.
Bước 2: Lựa chọn nhà đầu tư
Sau bước quy hoạch công trình thì nhiệm vụ kế tiếp là chọn nhà đầu tư cho công trình xây dựng với 3 hình thức phổ biến sau:
- Hình thức 1: tiến hành đấu thầu.
- Hình thức 2: tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất.
- Hình thức 3: chỉ định Chủ đầu tư cho công trình xây dựng.
Bước 3: Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ thiết kế cơ sở
Lập, trình thẩm định và phê biệt báo cáo nghiên cứu khả thi cùng với hồ sơ thiết kế cơ sở sẽ được thực hiện bởi chủ đầu tư để hình thành cơ sở triển khai các nước tiếp theo dựa vào quy định của Luật xây dựng.
Bước 4: Báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án
Tiến hành phê duyệt bản báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án. Trong trường hợp dự án đấu thầu giá đất, đấu thầu chọn nhà đầu tư,… thì sẽ xác nhận cam kết kế hoạch bảo vệ môi trường khi công trình đi vào thi công.
Bước 5: Hoàn thành các thủ tục về đất đai
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giai đoạn 2: thực hiện đầu tư
Giai đoạn này sẽ hoàn thành 5 bước còn lại bao gồm:
Bước 6: Lập, thẩm định, phê duyệt Bản vẽ thi công
Chủ đầu tư sẽ tiến hành thẩm tra, thẩm định theo các quy định của nhà nước và pháp luật dựa theo quy mô của từng công trình thi công. Khi bản vẽ được phê duyệt sẽ tạo nên cơ sở ban đầu để tiến hành thi công tại hiện trường.
Có 2 bước phát triển trong quá trình khảo sát xây dựng:
- Bước 1: khảo sát sơ bộ để lập báo cáo đầu tư.
- Bước 2: khảo sát chi tiết để tạo thiết kế phù hợp.
Thiết kế xây dựng công trình cần tiến hành đủ các bước sau:
- Thiết kế sơ bộ
- Thiết kế cơ sở
- Thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có).
Về quy trình thực hiện thiết kế cần tuân theo tiến trình sau:
- Thiết lập nhiệm vụ thiết kế.
- Tuyển chọn thiết kế phù hợp với công trình xây dựng (nếu có).
- Lựa chọn nhà thầu thiết kế.
- Thiết kế xây dựng công trình.
- Thẩm định thiết kế cơ sở.
- Thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật và đưa ra dự toán xây dựng.
- Phê duyệt thiết kế kỹ thuật và bản dự toán xây dựng.
- Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước), dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng.
- Thay đổi thiết kế (nếu có).
- Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.
- Giám sát tác giả.
Bước 7: Lập, thẩm duyệt hồ sơ xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy.
Bước 8: Xin cấp phép xây dựng.
Bước 9: Triển khai thi công công trình tại hiện trường.
Trong bước số 9 này phía chủ đầu từ cấn chọn lựa nhà thầu để tiến hành thi công công trình cũng như tìm kiếm nhà thầu thực hiện công việc giám sát quá trình thi công. Sau đó chủ đầu tư tiếp tục thao tác lập hồ sơ và thẩm tra hồ sơ của các nhà thầu được đề xuất. Sau cùng là thông báo đến nhà thầy về việc khởi công xây dựng.
Quá trình triển khai thi công tại hiện trường cần đảm bảo những tiêu chuẩn sau:
- Giám sát, quản lý chặt chế về cả chất lượng và khối lượng cũng như tiến độ, chi phí khi thực hiện xây dựng công trình.
- Chú tâm quản lý hệ thống thông tin công trình chặt chẽ.
- Tiến hành nghiệm thu công việc theo từng giai đoạn cho đến khi công trình được hoàn thiện.
- Kiểm tra chất lượng thi công công trình xây dựng thường xuyên.
- Kiểm tra chất lượng công trình theo quy định về tiêu chuẩn mà nhà nước, pháp luật ban hành.
- Kiểm tra các biện pháp bảo vệ môi trường khi vận hành công trình.
Bước 10: Công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng
Khi hoàn thành dự án đầu tư xây dựng công trình cần tiếp tục tiến hành các bước sau:
- Thực hiện các thủ tục bàn giao công trình để sớm đưa vào sử dụng.
- Thanh toán và quyết toán về vốn đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Kiểm toán, thẩm tra và phê duyệt đối với vốn đầu tư dự án xây dựng công trình.
- Cấp giấy phép hoạt động.
- Bảo hiểm, bảo trì đối với công trình xây dựng.
- Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có).
Kết luận
Thông tin trong bài viết đã cung cấp tới bạn đọc về quy trình chi tiết các bước triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn khi cần tiến hành các bước triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình.