Ngành xây dựng là một trong những ngành nghề đóng góp vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống con người. Do đó, để có thể hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nước ta đã đưa ra quy định về các loại chứng chỉ năng lực xây dựng. Vậy thì chứng chỉ năng lực xây dựng là gì? và khi hoạt động xây dựng chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không? Hy vọng với bài viết sau đây sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề nêu trên.
Tìm hiểu chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?
Chứng chỉ năng lực xây dựng thực tế là bản đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước (bộ xây dựng, sở xây dựng) cấp cho tổ chức, công ty, đơn vị đủ điều kiện tham gia trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
Chứng chỉ năng lực xây dựng là điều kiện bắt buộc, quyền hạn đối với các tổ chức, công ty, đơn vị muốn tham gia hoạt động xây dựng trên đất nước Việt Nam. Không có chứng chỉ năng lực xây dựng sẽ không được phép tham gia đấu thầu cũng như làm nghiệm thu, quyết toán công trình.
Chứng chỉ năng lực xây dựng hết thời gian khi nào?
Thời hạn của chứng chỉ năng lực xây dựng trong vòng 10 năm tính từ ngày cấp. Hết thời hạn, các tổ chức, công ty phải xin cấp lại để tiếp tục tham gia hoạt động xây dựng. Trong đó, cục quản lý hoạt động xây dựng trực thuộc bộ xây dựng cấp chứng chỉ năng lực xây dựng thuộc hạng 1. Còn sở xây dựng các tỉnh, thành phố cấp chứng chỉ năng lực xây dựng thuộc hạng 2 và hạng 3.
Chứng chỉ năng lực xây dựng để được cấp cần những điều kiện gì?
Để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Đã có giấy phép kinh doanh hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật.
– Nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực xây dựng phải phù hợp với nội dung trong gíấy phép kinh doanh
– Những cá nhân đảm nhận vị trí chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức, công ty, đơn vị đang đề nghị được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng.
– Những dự án, công trình như nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, nhà máy điện hạt nhân… mang tính chất đặc thù thì cá nhân tham gia cần phải có chứng nhận hành nghệ tương ứng với đúng công việc đang thực hiện. Phải được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực của công trình, dự án mà mình thực hiện.
Các chứng chỉ năng lực xây dựng phân loại theo lĩnh vực
Tùy theo từng lĩnh vực mà có nhiều loại chứng chỉ năng lực xây dựng khác nhau và cũng được phân loại theo cấp bậc hạng I, II, III. Các chứng chỉ năng lực xây dựng bao gồm:
- Tư vấn quản lý dự án.
- Khảo sát xây dựng.
- Thi công xây dựng công trình.
- Tư vấn quản lý và lập quy hoạch xây dựng.
- Thiết kế công trình và thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.
- Giám sát thi công xây dựng và kiểm định xây dựng công trình.
- Lập dự án và thẩm tra dự án xây dựng công trình.
- Chứng chỉ trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Mỗi loại chứng chỉ sẽ có những yêu cầu riêng, chỉ tiêu đánh giá riêng. Vì thế mà mức xếp hạng I, II, III cũng có nhiều thay đổi nhất định.
Chẳng hạn như với chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng, thì tổ chức, công ty, đơn vị xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cần đảm bảo các tiêu chí đánh giá sau:
- Những người phụ trách phải có giấy phép hành nghề khảo sát xây dựng.
- Số người có chuyên môn phù hợp với hoạt động xây dựng của tổ chức, công ty, đơn vị.
- Có kinh nghiệm thực hiện dự án.
- Năng lực tài chính của tổ chức, công ty, đơn vị.
Tổng điểm của mỗi mục sẽ quyết định tổ chức, công ty, đơn vị đó có được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hay không.
Phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực xây dựng được quy định như thế nào?
– Hạng I: Được giám sát thi công xây dựng công trình tất cả các các cấp cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực xây dựng.
– Hạng II: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng lĩnh vực, dự án từ nhóm B trở xuống được ghi trong chứng chỉ năng lực xây dựng.
– Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng lĩnh vực, dự án nhóm C trở xuống được ghi trong chứng chỉ năng lực xây dựng.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến chứng chỉ năng lực xây dựng giúp cho các tổ chức, công ty, đơn vị nắm rõ hơn khi tham gia hoạt động xây dựng. Vậy câu hỏi đưa ra chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không? có lẽ sau khi đọc xong bài viết này các bạn cũng sẽ có câu trả lời cho mình rồi nhé!