Nhà vệ sinh cũng là một trong những không gian quan trọng và cần được chăm chút cho ngôi nhà. Thông thường nhà vệ sinh đều có không gian không quá lớn nên bạn sẽ gặp khó khăn trong việc sắp xếp và phân bố các thiết bị trong nhà vệ sinh cho hợp lý. Dưới đây sẽ là những tiêu chuẩn về kích thước lắp đặt thiết bị vệ sinh để bạn có thể tham khảo
Những tiêu chuẩn về kích thước lắp đặt các thiết bị vệ sinh.
Đối với phòng tắm kích thước nhỏ
Thông thường, với kiểu phòng tắm có diện tích từ 2m2 thì việc bố trí các thiết bị vệ sinh sẻ khó khăn hơn, đối với các vật dụng như bồn tắm có thể bị hạn chế.
Đối với phòng tắm có kích thước vừa và lớn
Nhà tắm có kích thước rộng từ 4m2 – 8m2, sẽ dễ để bạn có thể bố trí với nhiều vật dụng hơn được bồn tiểu, bồn tắm, lavabo, gương soi, tủ lavabo hiện đại.
Tiêu chuẩn kích thước lắp đặt thiết bị vệ sinh
Tổng thể không gian để lắp đặt
- Chiều cao tính từ nền nhà vệ sinh đến chậu rửa mặt là từ 80 – 90cm.
- Chiều cao của bát sen sẽ là khoảng từ 195 – 205cm.
- Chiều cao của móc treo quần áo trong khoảng từ 165 – 170cm.
- Chiều cao của hộp đựng giấy vệ sinh sẽ phải cao hơn so với mặt đất là 65cm.
- Chiều cao của móc treo khăn so với mặt đất là khoảng 120 – 140cm.
- Chiều cao của vòi xịt toilet 60cm tính từ mặt đất.
Tiêu chuẩn về kích thước lắp đặt đối với bồn cầu
- Dựa theo tiêu chuẩn lắp đặt, khoảng cách bồn cầu đến tường sẽ rơi vào khoảng 5mm, từ tường đến tâm xả bồn cầu: 305mm.
- Nguồn cấp nước bồn cầu sẽ nằm ở tay trái, cách tâm bồn cầu là 250mm, cách mặt sàn khoảng 150 – 200mm.
- Ống chờ bồn cầu phải được đặt cao hơn 3cm so với mặt sàn.
Tiêu chuẩn kích thước lắp đặt vòi sen
Trước khi lắp đặt bạn cần chọn một loại vòi hoa sen phù hợp với không gian nhà vệ sinh trước. Sau đó sẽ xác định tiếp khoảng cách giữa hai đường nước nóng, lạnh tương ứng:
- Thường thì khoảng cách 2 đường ống nóng lạnh sẽ khoảng từ 15cm – 17cm
- Độ cao của hai ống cấp nước từ 75cm – 80cm
- Khoảng cách với tường là 30cm – 50cm
Tiêu chuẩn kích thước lắp đặt bồn tắm
Có 3 loại bồn tắm phổ biến và được ưa chuộng hiện nay: Bồn tắm xây, chân yếm, bồn tắm lập thể. Tuy kích thước khác nhau nhưng khi lắp đặt bạn vẫn có thể tham khảo vài gợi ý về kích thước như sau:
- Cách tường là 20mm
- Cách sàn nhà tắm: 30mm – 50mm
- Đường kính ống chờ sẽ khoảng: 34mm – 42mm
Tiêu chuẩn lắp đặt cho lavabo
- Mỗi chậu rửa mặt thì vào kích thước, kiểu dáng mà sẽ có thông số khác nhau nhưng thường thì sẽ có một vài tiêu chuẩn nhất định.
- Vị trí lắp đặt lavabo khá quan trọng nên cùng cần được xem xét kỹ lưỡng. Tùy thuộc vào các không gian của mỗi gia đình mà có một thiết kế riêng.
- Với những diện tích không gian không lớn lắm thì bạn có thể lựa chọn một số kiểu chậu rửa inax treo tường như L-298V, L297V , vvv. Còn nếu lớn hơn một chút và cầu kỳ hơn thì bạn có thể lựa chọn loại đặt bàn, âm bàn dương vành, hay âm hẳn xuống bàn cũng rất phù hợp. Lưu ý là đối với loại này thì gia đình sẽ cần chuẩn bị thêm gỗ hoặc mặt đá
- Lắp đặt chậu rửa cũng không quá khó khăn vì trong mỗi chậu rửa mua về đã có sẵn bản vẽ thiết kế cũng như mô hình cắt mặt đá. Và bạn chỉ cần theo khuôn là được, rất an toàn và tiện lợi.
- Nguồn cấp nước và nguồn thải nước cũng cần được kiểm tra cẩn thận để biết được có phù hợp với lavabo hay không.
- Theo phong thủy tối thiểu giữa mặt sàn và lavabo phải từ 800mm
Một số lưu ý về kích thước lắp đặt thiết bị vệ sinh
Một vấn đề mà khách hàng thường hay gặp phải như việc nước thoát chậm, yếu, không thoát được nước … nguyên nhân thường là do lắp đường ống không đúng. Các đường thoát nước nhà tắm (bồn cầu, bệ vệ sinh) cần phải được thiết kế để tách biệt với đường thoát nước của lavabo, bồn tắm, thoát sàn.
Lắp đặt đường ống tránh đi qua phòng khách hay phòng ngủ vì nó sẽ tiện việc lắp đặt và sửa chữa sau này.
Lưu ý một chút là đường ống thải không nên có nhiều mối nối, vì nó sẽ chỉ cản trở và hạn chế lực đẩy hút của hệ thống, thậm chí còn dễ bị đóng cặn và tắc. Chi phí lắp đặt cũng nhiều hơn vì phải sử dụng nhiều đoạn nối.
Để làm tránh việc giảm hiệu quả của ống xả thì ống thải xuống bể phốt, ống thải không được ngập trong nước. Nếu lắp đặt hệ thống ống thải trên nhiều tầng nên thì bạn nên chọn cút nối chữ Y. Lý do là vì dòng chảy từ thiết bị sẽ được chảy chảy thẳng xuống không gây cản trở tới thiết bị bên dưới. Không nên chọn cút nối chữ T vì dòng chảy phía trên sẽ có thể tràn xuống cái thiết bị bên dưới, ảnh hưởng đến sự xả thải của các thiết bị bên dưới.
Với loại bàn cầu thoát ngang: hãy chú ý đến độ nghiêng của ống thải. Nếu ống dốc vào phía trong bồn cầu sẽ làm giảm hiệu quả xả, nước bẩn rất có khả năng tràn ngược lại. Độ nghiêng của ống thải nên thường sẽ tối thiểu là 15mm. Về mặt mỹ quan thì sử dụng loại xả ngang này cũng đẹp hơn.
Trên đây là những tiêu chuẩn cơ bản nhất về kích thước lắp đặt thiết bị vệ sinh. Hi vọng rằng chúng sẽ giúp cho bạn có thêm thông tin để nếu bạn có định xây dựng, trang trí hoặc xây nhà vệ sinh cũng sẽ không gặp khó khăn,