Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì và những ai sẽ cần phải có chứng chỉ này? Có bắt buộc phải có hay không? Làm thế nào để có được chứng chỉ hành nghề xây dựng? Cần biết những gì khi thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng? …Tất cả những thắc mắc trên của các bạn sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể và được làm rõ trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Đầu tiên chứng ta sẽ tìm hiểu xem chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?
Chứng chỉ hành nghề xây dựng được biết đến là văn bản tóm tắt ngắn gọn những đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt như Cục quản lý xây dựng hay Sở xây dựng dành cho các cá nhân hay tổ chức có đủ điều kiện hay năng lực và quyền hạn có thể tham gia vào các quá trình hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
Có thể hiểu đơn giản thì mẫu chứng chỉ hành nghề xây dựng này như một tấm bằng khen chứng nhận hay một tấm vé thông hành để cho những ai muốn hoạt động hoặc phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực xây dựng
Các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng xếp theo hạng và loại
Hiện tại có 3 hạng như sau:
- Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I: Loại này sẽ dành cho cá nhân có trình độ đại học trở lên. Những người đã có kinh nghiệm trong những công việc phù hợp với ngành nghề cấp chứng chỉ từ 7 năm trở lên.
- Chứng chỉ hành nghề hạng II: Sẽ cấp cho các cá nhân có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành tương ứng. Hơn nữa, họ đã phải có kinh nghiệm làm việc đúng ngành từ 5 năm trở lên.
- Chứng chỉ hành nghề hạng III: Chứng chỉ này sẽ được cấp cho những người đã có trình độ chuyên môn thích hợp và cùng với đó là kinh nghiệm làm việc đúng ngành nghề phải từ 3 năm trở lên.
Các loại chứng chỉ hành nghề đang có hiện nay:
- Chứng chỉ dành cho các cá nhân đang làm nghề thiết kế gồm: quy hoạch, xây dựng hay kiến trúc hoặc kết cấu, nội ngoại thất và cơ điện, mạng thông tin.
- Chứng chỉ dành cho những ai đã làm công việc giám sát giao thông hoặc hạ tầng, thủy lợi, cơ điện dân dụng và công nghiệp, khảo sát, lắp đặt.
- Chứng chỉ hành nghề cho khảo sát xây dựng
- Chứng chỉ hành nghề cho kiểm định
- Chứng chỉ hành nghề cho việc định giá
- Chứng chỉ hành nghề cho các kỹ sư xây dựng
Điều kiện trước khi thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cần biết
Các cá nhân muốn sở hữu được chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực xây dựng cần phải đáp ứng đủ 2 yêu cầu cơ bản sau đây:
Điều kiện đối với các cá nhân
- Phải có đủ năng lực hành vi dân sự đồng thời phải có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người lao động là người nước ngoài và người Việt định cư ở nước ngoài.
- Phải có trình độ từ đại học và đúng chuyên ngành. Có kinh nghiệm tham gia công việc đúng với chuyên môn phù hợp với yêu cầu của loại chứng chỉ đã đề ra.
Điều kiện riêng trong từng mảng lĩnh vực
- Đối với ai đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng: phải cần ít nhất tham gia 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B hoặc 2 công trình từ cấp độ I hoặc 3 công trình từ cấp độ II trở lên
- Đối với những cá nhân đã làm giám sát thiết kế: cần có ít nhất 1 đồ án quy hoạch xây dựng đã được thông qua và được Thủ tướng phê duyệt hoặc có 2 đồ án quy hoạch xây dựng được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Đối với cá nhân đã làm được thẩm tra thiết kế: phải có ít nhất 1 công trình từ cấp I trở lên hoặc có ít nhất 2 công trình từ cấp II trở lên.
- Đối với đối tượng làm công việc chỉ huy trưởng hoặc giám sát trưởng: cần có ít nhất 1 công trình từ cấp I trở lên hoặc là 2 công trình từ cấp II trở lên cùng với công trình được đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Đối với những ai làm nghề định giá hạng mục xây dựng hay quản lý chi phí đầu tư: phải có kinh nghiệm ít nhất 1 dự án nhóm A trở lên hoặc 2 dự án nhóm B trở lên hoặc 1 công trình cấp I hoặc 2 công trình cấp II trở lên.
- Đối với cá nhân đã làm vị trí giám đốc quản lý dự án: yêu cầu kinh nghiệm tham gia ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại trở lên; hoặc đã có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế; giám sát thi công hoặc định giá xây dựng hạng I), đã tham gia quản lý dự án ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại trở lên.
Thủ tục thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I, II, III
Những thủ tục đối với chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I
- Chứng chỉ này do Cục Quản lý hoạt động xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp và được phép hoạt động ở công trình cấp I và các cấp công trình khác
- Yêu cầu có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp
- Có kinh nghiệm trong công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 7 năm trở lên
Đối với chứng chỉ hành nghề hạng II, III
- Hạng II và III: Sẽ do Sở Xây dựng cấp và được phép hoạt động trong công trình từ cấp 2/ cấp 3 trở xuống.
- Có trình độ chuyên ngành tương ứng
- Có kinh nghiệm trong công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 4 năm trở lên với hạng II và 2 năm với hạng III
- Hướng dẫn xem hạng và cấp công trình
- Cá nhân nào cần có chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng
- Có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng
Kết luận
Trên đây là những thông tin về thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Rất mong bài viết của chúng tôi sẽ mang lại những điều hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ.