Bộ xây dựng tiếng Anh là gì? Tìm hiểu chung về Bộ Xây dựng.

Trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng hội nhập và phát triển thế giới, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong mọi lĩnh vực. Xây dựng bất động sản là lĩnh vực được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm, kéo theo cơ hội phát triển của công nhân viên trong ngành. Khi nhận được cơ hội đầu tư như vậy, một vấn đề nảy sinh chính là khả năng ngoại ngữ (phổ biến nhất là Tiếng Anh) của cán bộ nhân viên các dự án. Không thể phủ nhận khá nhiều cán bộ kỹ sư có trình độ tiếng Anh rất tốt, tuy nhiên đại đa số chưa thực sự đầu tư về vấn đề này. Thậm chí một số cá nhân vẫn chưa biết được Bộ Xây dựng tiếng Anh là gì? Hay một số thuật ngữ liên quan công việc xây dựng của họ trong tiếng Anh.

Trong bài viết này chúng ta hãy cùng giải đáp các câu hỏi ở trên, đồng thời tìm hiểu những thông tin chung cần biết về Bộ Xây dựng nước CHXHCN Việt Nam nhé!

Bộ Xây dựng tiếng Anh là gì?

bộ xây dựng tiếng anh

Bộ Xây dựng là cơ quan Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Trong tiếng Anh, Bộ Xây dựng được dịch là Ministry of Construction.

Bộ Xây dựng có 2 chức danh quan trọng đó là.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Minister of Construction

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Deputy Minister of Construction

Bộ Xây dựng quản lý trực tiếp sở xây dựng các tỉnh, thành phố.

Sở Xây dựng tiếng anh là: Department of Construction.

Giám đốc Sở Xây dựng: Director of Construction Department

Phó giám đốc Sở Xây dựng: Deputy Director of Construction Department

Trong Sở Xây dựng sẽ có các phòng ban chuyên ngành liên quan như: Phòng kinh tế và vật liệu xây dựng, cùng với Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Phòng Phòng Phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật, Chi Cục Giám định xây dựng, ….

Chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Xây dựng.

Chức năng ,nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng được Chính phủ quy định tại Điều 1,2 Nghị định 81/2017/NĐ–CP. Cụ thể như sau:

bộ xây dựng tiếng anh

Chức năng của Bộ Xây dựng:

Bộ Xây dựng có chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề: Quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở và công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng, …. Hướng dẫn các sở ban ngành thực hiện các vấn đề trên theo đúng quy định pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng

Tại Điều 2 Nghị định 81/2017/NĐ–CP, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng được quy định trong 28 mục cụ thể. Trong đó, tiêu biểu nhất là nhiệm vụ và quyền hạn Về quy hoạch xây dựng, kiến trúc, Về hoạt động đầu tư xây dựng, Về phát triển đô thị, Về hạ tầng kỹ thuật, Về nhà ở, Về thị trường bất động sản, … Chúng ta có thể tham khảo các thông tin cụ thể trong văn bản thư viện pháp luật 

Giới thiệu chung về Bộ Xây dựng.

Cũng như các cơ quan khác của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Bộ Xây dựng cũng đã trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển bền bỉ và mạnh mẽ để mang lại những giá trị to lớn cho dân tộc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin chung của Bộ Xây dựng được đề cập sau đây nhé.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng nhiệm kỳ 2021-2025.

Hiện nay, Bộ Xây dựng có 1 bộ trưởng và 3 thứ trưởng:

Bộ trưởng: Nguyễn Thanh Nghị

Thứ trưởng : Lê Quang Hùng

Thứ trưởng: Nguyễn Văn Sinh

Thứ trưởng: Bùi Hồng Minh

Cơ cấu tổ chức Bộ Xây dựng.

bộ xây dựng tiếng anh

Cơ cấu tổ chức Bộ Xây dựng dược quy định tại Điều 3 Nghị định 81/2017/NĐ–CP. Trong đó Bộ Xây dựng có 3 danh mục chính:

  • Các đơn vị hành chính: Bao gồm các Văn phòng Bộ, Văn phòng thường trực, các Vụ và Cục. Thanh tra Bộ Xây dựng cũng nằm trong danh mục các đơn vị hành chính, chịu trách nhiệm thanh tra các sở ban nghành về việc tuân thủ quy định pháp luật liên quan.
  • Tổ chức đảng, Đoàn thể, Đơn vị sự nghiệp: Bao gồm Khối thông tin, báo chí, xuất bản, Khối Viện, Khối trường, Khối Ban quản lý dự án, Khối Đảng, Đoàn thể và Khối y tế.
  • Các doanh nghiệp thuộc bộ: Hiện nay có 15 doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng, tiêu biểu là Tổng Công ty cơ khí xây dựng – CTCP, Tổng Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng (DIC CORP), Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, ….

Lịch sử phát triển Bộ Xây dựng.

Tiền thân của Bộ Xây dựng là Bộ Kiến trúc, do Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập theo Nghị quyết của kì họp thứ VIII Quốc hội khoá I diễn ra ngày 29-4-1958. Từ đó, ngày 29/4 hàng năm được xem là ngày truyền thống của Ngành Xây Dựng Việt Nam.

Tháng 6 năm 1973, Bộ Xây dựng được thành lập trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Kiến thiết Cơ bản Nhà nước vào Bộ Kiến trúc, đánh dấu bước phát triển mới và toàn diện hơn cho Ngành Xây dựng.

Qua quá trình phát triển không ngừng nghỉ, vượt qua các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Ngành Xây dựng đã tạo được những thành tựu lớn, đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, Bộ Xây dựng đã và đang từng bước đổi mới, phát triển và hội nhập với kinh tế Quốc tế, góp phần to lớn để hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế – xã hội của đất nước. 

 

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế như hiện nay, không thể phủ nhận vai trò và những đóng góp to lớn của Bộ Xây dựng nói riêng và các cơ quan Chính phủ nói chung. Chúng tôi rất hy vọng những thông tin đã cung cấp ở trên sẽ giúp ích cho các bạn để hiểu thêm về Bộ Xây dựng, để dễ dàng trả lời được các câu hỏi đơn giản như: Bộ Xây dựng tiếng Anh là gì? Nhiệm vụ chức năng và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng, …